Khái niệm huyền bí

Phượng Hoàng Lửa

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Huyền thoại Phượng Hoàng Lửa

Phượng hoàng là một trong những loài chim nổi tiếng nhất của thần thoại cổ đại chính bởi nét đẹp cao quý lẫn tuổi thọ lâu dài, cũng như sự tái sinh độc nhất vô nhị.
Khi đã hết dương thọ, người ta nói rằng nó đã tự bùng cháy để thiêu trụi chính mình. Và rồi từ đống tro tàn đã sinh ra một con Phượng hoàng non, vừa là sự sống mới, vừa là một tiếp nối từ cái cũ.
Trong khi người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã mô tả về Phượng hoàng, họ đã thừa nhận rằng nó không phải là một phần bản địa trong thần thoại của họ. Đối với nguồn gốc của Phượng hoàng, các nhà sử học cổ đại và hiện đại đã nhìn xa hơn cả Hy Lạp đến các nền văn hóa tôn thờ mặt trời.
  • Phượng hoàng trong thần thoại Hy Lạp:
Hesiod đã đề cập đến Phượng hoàng vào thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 trước Công nguyên, vào thời sơ khởi của nền văn học Hy Lạp. Tuy nhiên, Hesiod không viết về bất kỳ huyền thoại cụ thể nào liên quan đến loài chim này, mà chỉ tập trung vào sự trường tồn của Phượng hoàng.
Herodotus đã đi sâu hơn về cuộc đời và nguồn gốc của loài chim lửa huyền thoại. Ông ấy tuyên bố đã tìm hiểu về loài chim này từ những người ở Heliopolis ở Ai Cập. Phượng hoàng xuất hiện ở Ai Cập năm trăm năm một lần. Nó bay từ Ả Rập đến đền thờ thần mặt trời Helios. Nó có kích thước gần bằng một con đại bàng. Tuy nhiên, nó có màu sắc rực rỡ hơn nhiều với bộ lông màu đỏ tươi và vàng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Khi Phượng hoàng đến Đền thờ Helios, Herodotus nói rằng nó mang theo một quả trứng lớn làm bằng mộc dược. Con chim lửa đã chôn quả trứng vào trong Đền thờ Helios để có thể được tái sinh.
  • Phượng hoàng trong thần thoại La Mã:
Nhà thơ La Mã Ovid đã nói rõ rằng Phượng hoàng tái sinh sau mỗi năm trăm năm. Khi đến Ai Cập, nó đã tự hiến mạng sống của mình để một con Phượng hoàng trẻ hơn có thể tái sinh. Ovid cũng làm cho mối quan hệ giữa Phượng hoàng và mặt trời trở nên rõ ràng hơn. Ông nói, nó không ăn gì, nhưng sống nhờ ánh sáng của mặt trời và đôi mắt của nó lóe lên ánh lửa vàng.
Vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, nhà thơ La Mã Claudian đã hoàn thành truyền thuyết về Phượng hoàng. Ông viết rất dài không chỉ về tuổi thọ của loài chim, ông cũng tuyên bố về mốc thời gian sống là một nghìn năm thay vì năm trăm, mà còn về cách thức tái sinh: Phượng hoàng đã tự xây dựng một giàn thiêu khi nó cảm thấy tuổi già đã chạm ngõ. Nó cầu nguyện thần Apollo để được tái tạo sức mạnh và sự sống. Phượng hoàng sẵn sàng hiến thân để được đốt cháy bởi Apollo. Thần ánh sáng đã ban thưởng bằng cách cho phép nó tái sinh với 1 bản thể tràn đầy nhựa sống.
Claudian cũng tuyên bố rằng loài chim lửa có nguồn gốc từ Ấn Độ, không phải Ả Rập, và bay đến Ai Cập sau mỗi nghìn năm khi nó được tái sinh. Nó mang theo tro của hóa thân trước đó và đặt chúng với sự tôn kính trong ngôi đền lớn ở Heliopolis.
Hình ảnh Phượng hoàng như một loài chim huyền thoại và quý hiếm được sinh ra từ giàn hỏa táng của chính nó, đã sống mãi trong nghệ thuật, văn học và dân gian.
***Góc nhìn hiện đại của tác giả:
Phượng hoàng thường được đề cập trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, nhưng nó không giống với bất kỳ thần thoại thông thường nào. Nó được miêu tả là một loài chim cao quý và xinh đẹp sống ở một nơi nào đó ở phương Đông. Cứ sau năm trăm năm, hoặc một nghìn năm theo một nguồn tin sau này, nó sẽ hành trình đến đền thờ thần mặt trời ở thành phố Heliopolis của Ai Cập.
Con chim đã bay đến Đền thờ Helios để hoàn thành vòng đời độc nhất của nó. Sau một cuộc đời dài, Phượng hoàng sẽ chết trong ngôi đền mặt trời và tái sinh một lần nữa.
Ngay cả địa điểm di cư được cho là của nó ở Ai Cập cũng được kết nối với mặt trời. Heliopolis được đặt tên cho thần mặt trời Helios, người thường được ghép với Apollo.
Tất nhiên, người Ai Cập bản địa Heliopolis không thờ thần Mặt trời của người Hy Lạp. Người Hy Lạp tin rằng các vị thần ngoại lai cũng giống như thần của họ. Mặc dù hình dáng, tên gọi và truyền thuyết khác nhau, nhưng họ tin rằng các Olympian là vị thần thực sự của mọi vùng đất.
Họ ví thần mặt trời Helios với thần RA của Ai Cập.
RA là một trong những vị thần mặt trời của Ai Cập nhưng cũng giống như nhiều vị thần Ai Cập khác, ông cũng có mối liên hệ mật thiết với Thế giới bên kia. Mỗi đêm vị thần ấy lại đi thuyền qua Duat để đem lại ánh bình minh cho ngày hôm sau.
Người Hy Lạp đã lấy ý tưởng phục sinh của mặt trời này và áp dụng cho Phượng hoàng. Thay vì vị thần tự mình xuống cõi âm thì con chim lửa đã chết và tái sinh một lần nữa trong ngọn lửa bùng cháy dữ dội.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rằng hình ảnh của Phượng hoàng tồn tại bên ngoài cả Hy Lạp và Ai Cập.
Những con chim kỳ diệu này cũng có mặt trong thần thoại của Ba Tư, Ấn Độ và các nền văn hóa cổ đại khác.
Trên thực tế, những người Ai Cập ở gần Heliopolis thờ một con chim mặt trời mà họ gọi là “Bennu”. Tuy nhiên, các nhà sử học vẫn chưa chứng minh được liệu “Bennu” đã truyền cảm hứng cho hình tượng “Phượng hoàng” hay ngược lại.
P/s:
Hình tượng Phượng Hoàng trong Ca dao Việt Nam:
Phượng hoàng ở chốn cheo leo.
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.
Bao giờ gió thuận mưa hòa.
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x