Phương pháp luyện tập

NHỮNG LỢI ÍCH KHI “NỐI ĐẤT”

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

NHỮNG LỢI ÍCH KHI “NỐI ĐẤT”

Nhiều người quan niệm rằng việc đi chân trần có thể gây ra chấn thương hoặc nhiễm trùng chân. Nhưng thực sự hoạt động này lại có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của chúng ta.
Trong 10 năm qua, Nhật Bản đã áp dụng phương pháp giáo dục “đi chân đất” để tập cho trẻ em thích ứng với tự nhiên, chống lạnh, chạy nhảy… để nâng cao thể chất. Trái với quan điểm của nhiều bậc cha mẹ rằng trẻ em nên đi giày dép để đảm bảo vệ sinh, tránh ốm đau… Do sự nhạy cảm của các dây thần kinh ở bàn chân mà người Nhật vẫn khuyến khích trẻ cởi giày tất để đi chân trần.
1. Thúc đẩy phát triển của não bộ
Tăng việc tiếp nhận thông tin từ chân truyền đến não đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì việc này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tiếp nhận thông tin bằng cảm giác từ chân đến não.
Bàn chân là cơ quan vận động quy tụ 6 kinh mạch, 66 huyệt đạo, là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh. Do đó, khi đi chân trần trên mặt đất, bãi cát, hay giẫm lên sỏi, đá có thể có tác dụng giúp xoa bóp, kích thích thần kinh. Ngoài ra, những thay đổi về nhiệt độ, hình dáng bề mặt tiếp xúc… có thể mang lại những cảm nhận khác nhau, giúp kích thích não bộ phát triển toàn diện.
2. Cải thiện trí nhớ và giấc ngủ
Cải thiện giấc ngủ: Đi chân đất giúp tiếp xúc với các electron có bề mặt đất, thứ giúp cải thiện giấc ngủ cho những người khó ngủ.
Một thử nghiệm của Đại học Bắc Florida, Mỹ, thực hiện trên nhóm tình nguyện viên 72 người, độ tuổi từ 18-44 tuổi, được chia thành hai nhóm, một nhóm chạy bằng giày, nhóm kia chạy chân trần. 16 phút sau, hai nhóm bước vào một cuộc kiểm tra. Kết quả cho thấy trí nhớ của nhóm chạy chân trần được tăng cường đáng kể. Khi tập bằng chân trần, não bộ của con người sẽ được kích hoạt và hoạt động mạnh mẽ hơn để tránh chướng ngại vật, nhằm bảo vệ bàn chân không bị thương tích. Điều này kích thích vùng ghi nhớ của não bộ, giúp cải thiện trí nhớ.
3. Tạo “vòm” bàn chân cân đối
Nhiều chuyên gia về chân và mắt cá chân đã chỉ ra rằng việc đi bằng chân đất giúp chỉnh sửa dáng đi, giúp dáng đi đẹp hơn và cũng chữa bệnh viêm khớp. Các vấn đề như biến dạng ngón chân cũng được giảm bớt nếu đi chân trần.
Thống kê trên 1.127 trẻ từ 3-6 tuổi Trung Quốc cho thấy khoảng 33,98% trẻ bị bàn chân bẹt. Chứng này có thể gây đau lòng bàn chân, biến dạng ngón chân cái, viêm gân gót chân… Vì thế, để vòm chân phát triển tốt, nên cho trẻ đi chân trần, cởi bỏ giầy tất bảo hộ, để bàn chân vừa với mặt đất nhằm thúc đẩy sự phát triển của cơ chân, vòm chân cũng trở nên đều và cân đối hơn.
4. Tăng cường thể lực
Theo quan sát, 80% vóc dáng của trẻ được cải thiện rõ rệt, sau khi thực hiện cho trẻ đi chất đất từ 6 tháng tới một năm. Hoạt động này thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Gan bàn chân tập trung tuyến mồ hôi chân dày đặc, đây là hệ thống điều tiết thân nhiệt của trẻ, tuy nhiên chúng chưa hoàn thiện. Vì thế, việc cho bé đi chân trần cũng giúp tản nhiệt dưới lòng bàn chân, tăng lưu thông máu, giảm hiện tượng lạnh tay chân.
Khi tuần hoàn máu của cơ thể được tăng cường, quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch cũng được cải thiện theo. Việc đi chân đất đã có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đi chân đất khi tập thể dục chịu ít đau đớn hơn và thời gian phục hồi ngắn hơn so với những người tập thể dục mà đi giày dép.
5. Cải thiện các vấn đề sức khỏe khác:
  • Cải thiện sự cân bằng:
Khả năng giữ cân bằng của con người sẽ bị suy giảm khi chúng ta già đi. Đây cũng là lý do các vận động viên võ thuật luôn phải tập chân trần. Theo các chuyên gia thì việc đi chân đất sẽ giữ cân bằng, giúp cải thiện kỹ năng vận động, tốc độ, tư thế và sự ổn định, đồng thời giảm tác động của quá trình lão hóa.
Đi chân trần cũng cực kỳ quan trọng với trẻ đang độ tuổi tập đi vì là nền tảng cho sự phát triển của bàn chân, cũng như cách đi.
  • Giữ kết cấu xương bình thường:
Đầu gối, hông sẽ được điều chỉnh tốt hơn khi bạn không đi giày dép vì xương sẽ không bị đẩy lệch so với bình thường.
  • Giảm đau và các triệu chứng viêm nấm:
Việc đi chân đất đồng thời còn giúp tăng cường lưu thông máu qua đó giảm đau và giảm viêm ở các vết thương, đồng thời tăng cường hoạt động cho hệ thống cơ quan, tế bào và mô.
Đi chân trần cũng giảm lượng mồ hôi chân, nếu bạn bị nấm và nấm móng thì chân trần là 1 lựa chọn thích hợp.
  • Điều hòa huyết áp:
Theo nghiên cứu dược công bố trên Tạp chí Hiệp hội Lão khoa của Mỹ được thực hiện với những bệnh nhân cao tuổi thường xuyên đi chân trần trên đá giúp cân bằng huyết áp. Sau 2 tháng với 3-4 tiếng tập thể dục mỗi tuần, huyết áp của người đi chân trần ổn định hơn những người bệnh khác.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim:
Đi chân đất làm tăng điện tích bề mặt của các tế bào hồng cầu, làm giảm hiện tượng đóng cục trong các tế bào do đó, nguy cơ mắc bệnh tim cũng giảm đáng kể.
  • Cải thiện năng lượng:
Đi chân không được biết là có những tác động tích cực lên tâm trí cũng như sức khoẻ của bạn, điều đó có nghĩa là tiếp xúc thường xuyên với mặt đất sẽ làm tăng mức năng lượng của cơ thể qua thời gian.

*** Cách tập luyện:

Vững gót chân khi đi bộ, thực hiện từng bước nhỏ để giảm tác động lên khớp và lòng bàn chân.
Sau đó dồn trọng lượng lên ngón chân út và tiếp đến là ngón chân cái, nó sẽ tăng cường sức mạnh cho đầu gối, các cơ ở chân và bàn chân.
Cảm giác khó chịu trong thời gian đầu khi đi chân trần là bình thường, nếu điều đó xảy ra, hãy chườm đá để làm dịu cơn đau (hoặc ngâm chân trong suối lạnh tự nhiên sau khi vận động sẽ càng tốt)
Tự ngẫm:
Không biết lý do nào mà trùng hợp các thầy phong thủy ngày xưa thích đi chân đất để cảm long mạch, tại sao các sư Nam Tông đi chân đất khi hành hương và khất thực (Không lẽ Phật tử nghèo đến nỗi không mua nổi đôi dép cúng dường cho các thầy? Đơn thuần do lối sống giản tiện hay là vì họ đã ý thức được tầm quan trọng của “nối đất”?), cũng như trong Kinh Thánh Tân Ước cũng từng đề cập đến việc đi chân trần khi Chúa Giêsu sai 70 môn đồ đi rao giảng Phúc âm “Hãy đi, nầy; ta sai các ngươi đi, khác nào như chiên con giữa bầy muông sói. Đừng mang túi, bao, giầy, và đừng chào ai dọc đường – Carry neither purse, nor scrip, nor shoes: and salute no man by the way. Hễ các ngươi đi vào nhà nào, trước hết hãy nói rằng: Cầu sự bình an cho nhà này. Nếu nhà đó có người nào đáng được bình an, sự bình an của các ngươi sẽ giáng cho họ; bằng không, sẽ trở về các ngươi” (Luca 10:3-6). – Ngoài việc đi chân đất ra, hình thức cũng có vẻ na na việc khất thực gieo duyên cộng với cái gọi là “quy luật vũ trụ”? (Mong đừng có bạn nào bảo rằng ngày xưa Đức Phật Thích Ca đọc sách Kinh Thánh CỦA phương Tây nên bắt chước làm theo nha, ha ha ha ha)
Liệu rằng phải là những gì ma mị bí hiểm, làm mà không hiểu tại sao phải làm, “trước bày sao nay làm vậy” thì mới là tâm linh, là giác quan thứ 6? Liên quan hay không liên quan là tùy theo khả năng bắt sóng riêng biệt. Tự mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x