Phương pháp luyện tập
CÁCH CHĂM SÓC CON MẮT THỨ BA
CÁCH CHĂM SÓC CON MẮT THỨ BA
Từ thời xa xưa, các bậc hành giả yoga đã luôn rất coi trọng khu vực giữa 2 chân mày, họ tin rằng đấy là nơi mà linh hồn trú ngụ.
Tuyến tùng là một cơ quan có kích thước bằng hạt đậu nằm giữa hai bán cầu não, điểm này cũng được xem là một trong những chakra trong cơ thể, tên Ajnachakra với hình tượng đại diện là hai cánh hoa, hai cánh hoa đó lại tựa như là hai bán cầu não. Nó giống như một nguồn về chiều không gian bí ẩn trong cuộc sống của chúng ta.
Bạn có biết rằng ngoài tế bào mắt, ngay cả các tế bào tuyến tùng cũng nhạy cảm với ánh sáng, do đó nó được biết như nơi điều chỉnh đồng hồ sinh học của chúng ta, vì nó có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối.
Vào ban đêm, khi bạn nhắm mắt lại, mọi thứ tối sầm, và ở trạng thái đó, tuyến tùng bắt đầu giải phóng melatonin, đó là một loại hóc môn, và chính cái hóc môn này đã điều tiết đồng hồ sinh học. Cách vận hành và hoạt động của nó nhuốm màu bí ẩn.
Nhà hiền triết Vyasa (sinh vào thời khoảng 950 năm trước công nguyên) nói rằng nó là một lỗ trống vô hình ở khu vực này, nơi mà có thể phát ra ánh sáng và tỏa ánh hào quang. Bằng cách tập trung vào thứ ánh sáng ấy, ông ấy có thể thấy các loài giữa Trái Đất với các không gian cao hơn. Bởi thế tuyến tùng được tin rằng có thể giúp con người kết nối với thế giới cao hơn. Ngay cả Maharshi Patanjali (nhà hiền triết Ấn Độ viết một số kinh điển Yoga bằng tiếng Phạn) cũng nói rằng khi tập trung vào ánh hào quang thì bạn sẽ đạt được quả vị thần thông (siddhas), vì thế mà vài hành giả yoga bảo rằng khi thiền tập trung vào phần giữa trán thì họ sẽ thấy một luồn ánh sáng, và họ cứ như thế mà đắm chìm trong thứ ánh sáng ảo diệu ấy. Bởi thể chắc chắn rằng tuyến tùng không phải là một cơ quan chức năng trong cơ thể, nó giữ một vai trò vi diệu trong chiều kích siêu hình lẫn tâm linh. Thiền là một cách để khởi động tuyến này với đầy đủ tiềm năng của chính nó.
Sau đây là vài phương pháp để tuyến tùng của bạn có thể khai mở cũng như đem đến cho bạn nhiều lợi ích:
1. Luôn tập trung ý thức vào vùng trán:
Cơ thể chúng ta hoạt động theo cách mà nơi nào ta dành sự chú ý cho nó thì nơi đó sẽ hoạt động tốt hơn. Giống như kiểu phụ nữ Ấn chấm đỏ trước trán, đàn ông thì vệt tikka, hay những bậc giác ngộ (sadhu) lại dùng bột đàn hương để tạo một sự khác biệt với các phần khác.
Nhưng người tập yoga lại có 1 cách khác: Ngồi vào tư thế thiền, khép mi mắt, tập trung con ngươi lên phần giữa chân mày, tiếp tục giữ như vậy trong lúc thiền. Ban đầu sẽ có vài người cảm giác nhức đầu, nhưng sau một thời gian thì bạn sẽ không còn cảm giác đó mà ngược lại sẽ trở nên thoải mái.
2. Kiểm soát ánh sáng:
Trong thiên nhiên, ánh sáng dần yếu vào lúc hoàng hôn, đấy cũng là lúc tuyến tùng bắt đầu từ từ hoạt động. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Khi mặt trời mọc, mọi thứ xung quanh chúng ta trở nên sáng sủa hơn, chúng ta bắt đầu sử dụng điện thoại, TV, và cái tia sáng xanh phát ra từ điện thoại khiến chúng ta tỉnh táo hơn. Bởi thế, nếu bạn rời xa tia sáng ấy 1 tiếng trước khi ngủ thì giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn và tuyến tùng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Bởi thế đừng sử dụng điện thoại hay máy tính ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.
3. Tập mắt:
Tuyến tùng có một mối liên kết rất gần với mắt và trán. Vì thế sẽ tốt nếu bạn luôn giữ mắt được khỏe mạnh. Bạn có thể luyện mắt với kỹ thuật Tratak – giơ hai lòng bàn tay lên trước mặt ở khoảng cách gần, nhìn vào nó, rồi nhìn vật nào đó ở xa bạn, cứ nhìn như thế liên tục trong 30-50 lần. Bước thứ hai: Đảo mắt từ trái qua phải, phải qua trái. Bước thứ ba: Liếc mắt nhìn xuống vai phải rồi vai trái. Bước thứ tư: Nhìn vào đầu mũi. Bước thứ năm: Nhìn lên khu vực giữa hai chân mày.
Việc đảo mắt liên tục ở các vị trí khác nhau sẽ giúp cơ giữ cầu mắt của bạn khỏe hơn.
Bài tập này sẽ giúp cho mắt bạn khỏe hơn cũng như giữ cho tuyến tùng hoạt động tốt hơn. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng mắt rất nhiều, và tiêu tốn nhiều năng lượng cho đôi mắt nhưng có một con mắt thứ ba đang quan sát những gì mà đôi mắt thường đang nhìn, và cả suy nghĩ trong tâm trí bạn, vì vậy hãy cố gắng nhận thức về điều đó, cố gắng sống hòa hợp với thiên nhiên, cố gắng hòa hợp với đồng hồ sinh học và sống một cách đúng đắn. Namaskar!