Phù ThủyĐạo cụ tâm linh

Khái quát về Bùa Chú (Linh Phù) phương Đông

Chào mọi người, hiện nay Bùa Chú, Bùa (Linh Phù), Thần Chú xuất hiện khá nhiều ở khắp mọi nơi, nên hôm nay mình xin chia sẻ 1 chút về bùa chú. (Dựa trên kiến thức của bản thân và nhưng gì học hỏi được từ tiền bối, bạn hữu).

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết

Khái niệm Bùa Chú (Linh Phù) là gì?

Bùa chú (Phù – bùa phép, 靈符)
Bùa (Phù) là chân văn mật ngữ của đại đạo, là vân triện long chương. Nên vô cùng khó hiểu, nó kết nối chúng sinh với chư chân thánh chúng đó là phù. Mình có trích 1 câu truyện từ Đạo Giáo ra như sau: “Thái Thượng Lão Quân truyền cho Thiên sư 24 phẩm phù, đều thấy đó là những thứ hình kì lạ, mà không ai hiểu được. Bởi đó là mật văn đạo ngữ. Cho nên phù là tinh hoa của trời đất”
Sau khi biết về nguồn gốc rồi. Tức là Phù là tinh hoa của trời đất thì tất nhiên 1 kẻ phàm nhân không có khả năng khiến cho 1 lá phù có công năng to lớn, có linh lực to lớn được.
Cho nên cần phải đưa phù ” trở về” với tính nguyên thủy của nó là Tinh túy trời đất, phù mang trong mình 3 thứ quý giá gọi là Thiên Địa Tam Bảo. Gồm Nhật, Nguyệt, Tinh Tú.
một số các dòng Bùa (Linh Phù)
một số các dòng Bùa (Linh Phù)
Tiết theo ta xét về mặt chữ: Phù (符) ta có 2 bộ cậu tạo nên. Đó là Bộ Trúc(竹) và Bộ Phó (付). Trúc là cây Trúc, làm ra giấy. Phó là Giao phó. Vậy ta hiểu như sau, Phù là sự phó thác linh lực của bề trên, người thi pháp vào giấy phù để làm lợi chúng sanh, lợi tam giới.
Thần chú (神咒)
Thần Chú là câu nói dùng pháp thuật để trừ tà ma, bệnh tật hoặc thi triển khả năng siêu nhiên, là lời nói bí mật của chư một vị, một bậc thánh, một bậc có thần lực ví như: Đức Phật, Thần Kali, Thánh Tăng Sivali, có thể gọi là Mật Ngôn hay Mật Ngữ, lời nói đặc biệt này chỉ có các bậc đắc đạo, có kiến thức sâu có thể nghe hiểu, không những vậy mà nó còn không phải là thứ ngôn ngữ thường tình của các sinh vật. Những ai muốn cầu bất kì thứ gì hay tuỳ theo công dụng của bài chú chỉ cần thành tâm hành trì Thần Chú sẽ nhận được sự cứu giúp, chỉ dẫn, như ý.
Một số Thần Chú
Một số Thần Chú
Khi hành trì Thần Chú ta cần phải có Tưởng, Định, Niềm Tin.
  • Niềm tin: Thường được xác lập bằng tín ngưỡng thông qua bàn thờ, niềm tin vào thần linh, sức mạnh niềm tin nội tại. Phương pháp đơn giản nhất thường được áp dụng là lập bàn thờ và tôn thờ một vị thần linh, thực thể tâm linh nào nào đó. Và việc còn lại là để cho phép màu được tự động vận hành. Đơn giản nhất là đặt một đồ vật lên bàn thờ và cầu xin sự bình an.
  • ĐịnhChỉ trạng thái định tĩnh hoặc nhất tâm. Hiểu đơn giản là việc nhất tâm làm việc gì đó ở đây là niệm chú, làm phép. Hiểu cao cấp là thành tựu tu tập đạt cảnh giới cao khi đó sức mạnh tinh thần, sự bao dung, tâm che chở của bạn đạt được một tầm cao vượt trội và tạo ra sự nhiệm màu để hỗ trợ bạn trong quá trình bảo trợ những thực thể cấp thấp hơn.
  • Tưởng: Dùng Ý để trụ lại một chỗ. Ví như khi cổ họng ta bị đau, ta tập trung ý niệm vào nơi bị đau, rồi dùng một câu thần chú hoặc danh hiệu một vị nào đó để niệm ngay tại nơi bị đau đó. Nghĩa là: mình dùng Ý+ danh hiệu một vị nào đó để trụ lại nơi cổ họng bị đau, rồi chỉ từ nơi này phát ra tiếng niệm danh hiệu vị đó, chứ không ngoài nơi nào khác trên thân thể ta nữa. Việc tập trung Ý (ý niệm) tại một nơi và niệm liên tục không ngừng, sẽ giúp ta không còn thời gian để nghĩ đến những chuyện tạp loạn khác. Cũng chính vì thế cơn đau sẽ tự giảm dần và biến mất.

Công dụng của Bùa Chú

Về công dụng có rất nhiều công dụng của bùa chú như: Bình An, Tài Lộc, Cầu Duyên, Cầu Tự (Cầu Con), Cầu Công Danh Sự Nghiệp Phát Triển, Trấn Trạch, Trấn Mộ, Trừ Tà, Vãng Sinh, Triệu Thỉnh,…

Để tạo ra một lá Bùa Chú (Linh Phù) cần những gì?

Mình chỉ nói sơ một chút vì có những thứ thuộc về Bùa Chú vì Bùa Chú thuộc Mật mà Mật thì rất khó truyền chỉ truyền nội bộ và một phần nữa để tránh các bạn có sự tò mò sau đó làm theo rồi sảy ra những hậu quả không tốt (Hoạ Phúc do nhân tự triêu).

Đầu tiên để tạo ra một Linh Phù chúng ta phải được trao truyền từ thầy, từ tổ vì nếu như không sự trao truyền thì không thể vẽ ra hoặc vẽ ra thì chỉ có thể có một phần tác dụng chứ không thể phát huy hết được. Để tạo ra một đạo Linh Phù thì Linh phù sẽ cần phải có Tứ Lực:

  • Tự Lực: Sự nỗ lực của chính bản thân mình nhằm đạt được mục đích hay điều gì đó. Tức là khi ta muốn hoạ phù thì ta đã tự khởi niệm lên.
  • Niệm Lực: Là lực được sinh ra khi ta hành trì một bài kinh, một câu thần chú.
  • Nguyện Lực: Là lực được sinh ra khi ta cầu nguyện, là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác hoàn thành tâm nguyện của ai đó.
  • Tha Lực: Tức phải nhờ sức mạnh bên ngoài trợ duyên mới có thể đạt được.

Ví như ta trì tụng một câu thần chú để cầu sự gia hộ, bảo vệ. Thì khi ta khởi tâm (Tự Lực) trì câu thần chú. Sau đó khi ta trì tụng thì sẽ sinh ra Niệm Lực. Và ta cầu nguyện để được chư vị gia hộ, bảo vệ thì đó là Nguyện Lực, khi đó vị thần chủ của câu thần chú sẽ dùng thân thông, phép của ngài để gia hộ, bảo vệ ta đó là Tha Lực. Sau khi đọc phần trên các bạn đã hiểu được mối liên kết giữa Tứ Lực. Để tăng trưởng Tứ Lực mạnh mẽ hơn chúng ta cần phải sống một cuốc sống lương thiện (không làm việc ác, luôn yêu thương giúp đỡ mọi người và các chúng sinh).

Một số Pháp Cụ cần có:

 

Pháp cụ Công dụng
Bút Lông

Bút Lông

Bút Lông dùng để hoạ phù (vẽ bùa chú). Trước khi dùng để hoạ phù Bút Lông phải được tẩy uế, đọc chú vào bút để thành bút thần.
Giấy Hoàng Chỉ

Giấy

Giấy dùng để hoạ phù (vẽ bùa chú). Có khá nhiều loai như giấy màu Vàng ( Hoàng Chỉ), màu Trắng (Bạch Chỉ), màu Đỏ (Xích Chỉ), màu Đen (Hắc Chỉ). Giấy để hoạ phù thì còn tuỳ vào hệ phái, tổ quy định riêng với mỗi loại phù. Trước khi hoạ phù giấy cũng cần được tẩy uế và đọc chú để trở thành Pháp Chỉ (giấy để làm pháp sự)
Nghiên

Nghiên

Nghiên là một dụng cụ để mài mực, đựng mực.

Mực Chu Sa
Mực Chu Sa
Chu sa hay còn gọi là thần sa, đan sa, xích đan, cống sa,.. là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfide thủy ngân (II) (HgS). Mặc dù chu sa được coi là có độc tính rất cao, nhưng nó vẫn được sử dụng (giống như asen) dưới dạng bột trộn lẫn với nước trong y học cổ truyền Trung Hoa. Đối với quan niệm của Đạo Giáo nói chung và một số hệ phái khác nói riêng, Châu Sa là do Thiên Địa thuần dương chi khí mà kết thành, dùng Chu Sa họa phù có thể gia tăng năng lực, nâng cao Thần uy của phù văn. Mực Chu Sa cũng như các Pháp Cụ khác đều phải được tẩy uế, đọc thần chú.

Ấn Triện
Ấn Triện
Ấn triện là một con dấu được khắc tên hoặc phù văn của một vị nào đó dùng để hạ vào phù như vị đó ra lệnh. Nói nôm na thế này, nó giống như công văn, giấy tờ ngày nay. Giấy, lệnh của Thủ Tướng Chính Phủ đưa xuống tất phải có chữ ký có con dấu làm tin thì mới có hiệu lực. Chứ giấy tờ giờ không có chữ ký, ai mà thực thi được. Ấn triện được tẩy uế, đọc chú thỉnh chư vị khi được hạ vào phù kèm theo thủ ấn.

Lư Trầm
Lư Trầm
Lư Trầm còn được gọi tên thông dụng khác như đỉnh xông trầm, đỉnh trầm, đỉnh đốt trầm,… Đây là pháp cụ dùng để đốt trầm hương dâng cúng cũng như để tẩy uế. Khi đốt ta thư một số Mật Phù để tăng hiệu quả tẩy uế của Trầm Hương.
Bột Trầm Hương

Trầm Hương

Trầm hương là dược liệu quý: Trầm hương là vị thuốc quý hiếm trong đông y, có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chưa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, cấm khẩu, hạ sốt, khó thở, thổ huyết… Còn dùng để dâng cúng, tẩy uế, trừ tà.

hương
Hương
Hương (Incense) tăng khả năng tập trung, xua đuổi, phép thuật bảo vệ, thấu thị, thanh tẩy, đạo cụ cơ bản để thực hiện phép thuật, là một phương tiện truyền tải, kết nối với thế giới tâm linh.

Sau khi đã có Pháp cụ ta cần phải chọn ngày để hoạ phù (vẽ bùa chú). Về việc này mỗi hệ phái sẽ có một quy tắc và quy định riêng để khai đàn hoạ phù. Trước khi họa ta cần phải “Sắc” bút, mực, nghiêng, giấy, nước. Để gia trì lực cho pháp cụ họa phù.

Tiếp theo là phải trai giới, ăn chay, cấm dục (Tức là không hành phòng(ân ái), tự thủ))
  • Mộc Dục: Tắm rửa sạch sẽ để tẩy đi những bụi bẩn bán trên cơ thể ta, nhưng mùi hôi hám để mà ta có thể tiếp nhận sự nhiệm màu, ta gần chư vị, chư tổ.
  • Canh Y: Phải mặc y phục chỉnh tề, gọn gàn có 1 số hệ phái còn yêu cầu y phục phải xông trầm, xông hương để tẩy ếu.
  • Một số điều cấm kị khi họa phù: Cái này thì mỗi phái mỗi điều cấm kị khác nhau nên mình chỉ chia sẻ theo kiến thức của bản thân. Không được ăn Thịt Trâu, Chó, Mèo, Rắn, Lươn, Ếch Nhái, Khế Chua, Chùm Ruột, Chuối Chát. Không họa phù vào những ngày như Nguyệt Kị, Sát Chủ, 1 số ngày khác không tiện nói.

Đàn Pháp, Khoa Nghi: Phải lập Đàn Pháp, Khoa Nghi để thỉnh chư vị chư tổ về chứng Phù, đạp Bộ Đẩu, hấp thụ khí Tam Cương(đó là 3 khí Thái Dương, Thái Âm, Thiên Cang khí), hấp thụ tinh hoa Nhật Nguyệt, Tinh Tú. Và tha lực từ chư Vị chư Tổ. Về phần mượn tha lực thì bản thân Pháp sư, người làm pháp phải có đạo hạnh, tu tập thì mới có thể xin mượn được, nếu Pháp sư không trai giới, không giữ giới, đa dâm phóng đãng thì sao có thể mượn được!

Đàn Pháp, Khoa Nghi

Khi họa Phù (vẽ bùa chú) thì phải dùng tâm thành khẩn cầu mong, từ bi để hoạ. Tâm thành tức linh (đó là ý nghĩ của chữ Tâm Linh) và tập trung tinh lực, vạn niệm thành một niệm. Chỉ chuyên tâm họa phù chứ không nghĩ đến việc khác. Phải toàn thần nhìn theo nét bút, nét ngay ngắn, từ tốn, 1 nét ra 1 nét. Không được tô, bồi.

Đạo Trưởng đang Hoạ Phù

Tế luyện Phù (bùa chú), mỗi phù mỗi hệ phái đều có quy định Linh Phù phải tế luyện trong bao lâu khác nhau. Ví dụ như  1 Đạo Phù Khu Tà (xua đuổi tà ma)  phải luyện trong vòng 21 ngày. Khi luyện Phù là ta Trì Kinh Văn, Thần Chú với tâm thành khẩn, từ bi, mong cầu sự gia hộ của bề trên để Phù hấp thụ những năng lượng tốt, năng lượng tích cực thì mới phát huy được hết công năng.

Theo sự tìm hiểu của mình thì có một số dòng phù như Hòa Hợp, Chiêu Tài, Thăng Quan Tiến Chức thì cần phải có Sanh Thần Bát Tự (Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh) của người thỉnh để hoạ vào phù. Hệ Phái Mật Tông Tây Tạng còn có những chú viết ra để cho chúng sanh chạm vào ( xúc chạm ) nên đa phần các đạo sư cho dán theo nơi dễ chạm được nhất.

Đạo trưởng tế luyện phù

Những lưu ý khi sử dụng Bùa Chú (Linh Phù)

Sau khi Bùa chú đã tế luyện xong thì đã trở thành Thánh Vật, chúng ta phải giữ gìn cẩn thận, tránh để phù bị rách, tránh để ở nơi bất tịnh, ô ếu, tránh mang theo khi đang hành phòng (quan hệ, ân ái) và tránh không để vật lạ rơi vào mà làm phạm tới Thánh Vật.

Về thần chú khi ta hành trì phải dùng tâm bất động, tâm không được khởi bất kì việc gì hay làm việc gì xao nhãng để ảnh hưởng tới tâm ta. Ta phải một lòng hướng về các chư vị, hướng về người đã thuyết ra, tạo ra thần chú đó và mong cầu nhận được sự bảo vệ, gia hộ hoặc mong cầu gì đó. Và quan trọng nhất ta phải hành trì với tâm hoan hỷ, từ bi thì mới có thể phát huy được hết công năng của bài thần chú đó.

Xem thêm:

Nguyên tắc cơ bản niệm chú – Cast Spell

Tổng hợp đạo cụ phù thủy

Hướng dẫn kiến thức Tarot toàn tập

Theo dõi facebook: Cộng đồng Phù Thủy

Nhóm Phù Thủy : Kiến thức Phù Thủy

Nhóm Facebook : Hội những người có giác quan Thứ 6

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x