Khái niệm huyền bí

HUYỀN THOẠI CÁ SẤU AI CẬP

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

HUYỀN THOẠI CÁ SẤU AI CẬP

Cá sấu sông Nile (crocodylus niloticus) một trong những loài động vật nguy hiểm và đáng sợ nhất ở Ai Cập, có thể phát triển chiều dài lên đến sáu mét. Ngay cả trong thế giới hiện đại, chúng là nguyên nhân khiến con người thiệt mạng nhiều nhất trên sông Nile hơn bất kỳ sinh vật nào khác.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cá sấu giữ vị thế đáng nể trong địa vị tôn giáo và thần thoại đối với người Ai Cập cổ đại – những người luôn tìm cách bảo vệ mình khỏi cơn thịnh nộ của những sinh vật chết chóc thông qua việc thần thánh hóa. Việc tôn thờ cá sấu vừa có sắc thái yêu thương lẫn sợ hãi.
Tại Ai Cập, cá sấu được xem như là biểu tượng của quyền lực, sự cao quý và khả năng sinh sản. Sức mạnh và tốc độ của cá sấu được cũng là biểu tượng cho sức mạnh của các vị vua Pharaoh, từ “chủ quyền” được viết bằng chữ tượng hình của một con cá sấu.
Vị thần cá sấu Sobek lần đầu tiên được đề cập trong Pyramid Texts, đây là những văn bản thiêng liêng lâu đời nhất trên thế giới.
Có sổ sách ghi chép rằng từ thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên, người Ai Cập cổ đại đã nuôi cá sấu trong các đền thờ và hồ thiêng Moeris ở Faiyum.
Đầu tiên, người Ai Cập cổ đại tôn thờ một con cá sấu còn sống tên là Petsuchos (được cho là con trai của Sobek) trong đền thờ và cho nó ăn thức ăn ngon nhất, khi nó chết thì ướp xác và thay thế bằng con cá sấu khác. Những con cá sấu thuần hóa được nuôi trong một hồ nước thiêng và được cho ăn bằng tay những miếng thịt, bánh mật và đeo những đồ trang sức quý giá. Khi cá sấu chết, chúng được tẩm hương liệu, được thực hiện các nghi lễ đưa tang và ướp xác trong quan tài đá.
Ở một số nơi ở Ai Cập, cá sấu được tôn thờ, nhưng ở những nơi khác, chúng lại bị săn đuổi và giết hại, thậm chí bị dùng làm xác ướp, vật tế thần.
Hàng nghìn xác ướp cá sấu đã được phát hiện trong các nghĩa trang đặc biệt ở Tebtunis, Hawara, Lahun, Thebes và Medinet Nahas.
Người ta đã ướp xác cả cá sấu sơ sinh lẫn trưởng thành, thậm chí còn ghép trứng và bào thai cá sấu với người đã khuất để có được sự bảo vệ của Sobek bởi vì Sobek được tin rằng có thể bảo vệ những người chính trực ở thế giới bên kia, giúp khôi phục thị giác và hồi sinh các giác quan của họ. Ông cũng kêu gọi Isis và Nephthys giúp bảo vệ những người đã khuất.
(Một vị thần đầu cá sấu khác là Ammit, được gọi là ‘kẻ ăn trái tim, kẻ nuốt linh hồn”. Cô là một nữ thần có sự kết hợp đầu cá sấu với nửa thân trước là sư tử và nửa thân sau là hà mã, đây cũng là ba loài động vật ăn thịt người lớn nhất và nguy hiểm nhất mà người Ai Cập cổ đại sợ hãi. Vị nữ thần xuất hiện phổ biến nhất trong nghi lễ cân tim, chờ đợi để nuốt chửng trái tim không trong sạch của những người đã khuất, khi đó họ sẽ không bao giờ được siêu thoát)
Sobek, cũng được cho là vị thần khởi tạo, thường được miêu tả là một người đàn ông với đầu của một con cá sấu. Ông thường đội một chiếc mũ trùm đầu màu mận chín với hình đĩa mặt trời sừng hoặc vương miện Atef (liên kết với Amun-Ra) và mang theo vương trượng Was (đại diện cho quyền lực) và Ankh (đại diện cho hơi thở của sự sống). Thời kỳ vương triều Pharaoh thứ 12 đã hợp nhất hình tượng Sobek với Horus.
Sobek được xem như là chúa tể của đầm lầy và cũng sinh vật đáng sợ nhất của sông Nile, được tin rằng đã kiểm soát nước lẫn độ phì nhiêu của đất. Người ta tin rằng sông Nile hình thành từ mồ hôi của Sobek và ông cũng được xem là vị thần sinh sản, đồng thời là khả năng hóa giải kiếp nạn và bảo vệ cư dân Ai Cập khỏi những điều nguy hiểm từ dòng sông Nile thiêng liêng.
Sobek còn là vị thần bảo hộ cho quyền năng, sức mạnh quân sự, lòng dũng cảm bởi bản năng hung hãn và tàn bạo của loài cá sấu. Quân đội Ai Cập luôn tin rằng sức mạnh của họ được thần Sobek ban tặng và cũng như bảo vệ Pharaoh khỏi tà thuật hắc ám.
Sự tôn thờ Sobek đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Vương quốc (khoảng 2055-1650 TCN), tên của người được cho là tên của một số Pharaoh thuộc Vương triều thứ 12 và 13 như Sobeknefru và Sobekhotep I–IV.
Sobek được tôn thờ từ thời Tiền triều đại (trước năm 3150 trước Công nguyên) và có rất nhiều đền thờ xung quanh Ai Cập dành riêng cho Sobek mặc dù chủ yếu nằm ở Faiyum với đền chính ở Kom Ombo nằm giữa Aswan và Edfu ở phía nam Ai Cập.
Gia phả không thuộc hệ bò sát:
Theo một số câu chuyện thần thoại, cha của ông là Set (vị thần của sấm sét, bão tố, chiến tranh và hỗn loạn) và mẹ là Neith (nữ thần chiến tranh, săn bắn và trí tuệ). Sobek có thể là cha của Khonsu (thần Mặt trăng và thời gian).
Ông có quan hệ mật thiết với Horus. Bởi vì Horus mang hình dạng của một con cá sấu để giúp lấy các bộ phận trên cơ thể Osiris, Sobek thường được coi là một khía cạnh của Horus. Chưa hết, Sobek được cho là đã hỗ trợ Isis trong khi sinh Horus. Sự liên kết chặt chẽ của Sobek với Horus đã dẫn đến việc ông được nhận vào Bộ ba Osirian bao gồm Osiris, Isis và Horus.
Ông được kết đôi với một số nữ thần ở các địa điểm khác nhau, đáng chú ý nhất là Hathor, Renenutet, Heqet và Taweret.
Có một ngôi đền thuộc triều đại thứ 12 tại Medinet Madi dành riêng cho Sobek, vợ của ông là Renenutet (nữ thần rắn là người bảo vệ mùa màng và kho thóc), và Horus. Ngôi đền ban đầu được xây dựng bởi Amenemhet III và Amenemhet IV, nhưng được trùng tu trong thời kỳ Tân vương quốc và được mở rộng trong thời kỳ Ptolemaic.
Tóm tắt tính cách điển hình của Sobek:
Hung hăng và Bạo lực (do đó sự kết hợp với sức mạnh quân sự)
Thú tính (nói chung, cá sấu hoạt động theo bản năng thuần túy)
Không thể đoán trước và thất thường (hiện thân của một con cá sấu đang hung hãn)
Tình dục quá mức (cá sấu sinh sôi nảy nở quanh sông Nile)
Sức mạnh và Quyền lực (sức mạnh quân sự, cận vệ của Pharaoh)
Ông có thể mang lại thị giác và tái tạo giác quan cho người chết.
Bảo vệ (sự hung dữ của ông giúp xua đuổi cái ác và bảo vệ người vô tội)
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x